Quy trình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo như thế nào

Đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis với ấu trùng của một loài côn trùng thuộc chi Hepoalus. Từ xưa đến nay nấm đông trùng hạ thảo vẫn được xem là một loại dược liệu quý hiếm được coi là một vị thuốc cải lão hoàn đồng và cùng với nhân sâm, linh chi, tam thất tạo thành bộ tứ thần dược mang lại sức khỏe cường thịnh cho con người.

Hiện nay, trước nhu cầu tiêu thụ đông trùng hạ thảo ngày một lớn, giá trị kinh tế mang lại từ hoạt động nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo ngày càng cao, do vậy một số công ty, các viện nghiên cứu, trường Đại học… đang tiến hành đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất loại dược thảo này.

Năm 2010, Công ty Dược Thảo Thiên Phúc đã nghiên cứu, phát triển và nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo trên nguồn cơ chất tổng hợp. Năm 2014, công nghệ này đã được chuyển giao và ứng dụng thành công tại Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình công nghệ để mọi người dân trong tỉnh có cơ hội tiếp cận với một đối tượng nuôi trồng mới.

  1. Chuẩn bị phòng nuôi

Để có thể nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo thành công thì phòng nuôi trồng phải đảm bảo các yếu tố sau:

– Phòng nuôi là phòng vô trùng, độ sáng, thoáng tự nhiên;

– Hệ thống phun sương tạo ẩm tự động;

– Hệ thống làm lạnh;

– Giàn, giá để bình nuôi;

– Hệ thống chiếu sáng;

– Ẩm kế, nhiệt kế.

  1. Chuẩn bị giá thể trồng

Giá thể nuôi trồng nấm phù hợp được sử dụng từ nguồn nguyên liệu: gạo lứt, nước dừa, bột nhộng tằm và được phối hợp theo tỷ lệ 1,5:5:1,2 và có bổ xung một số vi lượng thiết yếu.

Giá thể sau khi được phối hợp các nguồn nguyên liệu, được đưa vào các bình thủy tinh để tiến hành nuôi trồng và được hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,2atm trong thời gian 3h. Sau đó để nguội tự nhiên, bắt đầu cấy giống. 

  1. Kỹ thuật nuôi trồng
  • Giai đoạn 1: Nuôi sợi

Trong giai đoạn đầu, các bình thủy tinh sau khi được cấy giống nấm sẽ được nuôi sợi trong điều kiện không ánh sáng, độ ẩm 75% ở nhiệt độ 250C trong khoảng thời gian từ 15- 20 ngày. Khi sợi nấm ăn kín toàn bộ bề mặt môi trường, chuyển sang giai đoạn 2.

  • Giai đoạn 2: Tạo quả thể nấm: Ở giai đoạn này, các bình nuôi nấm được nuôi ở điều kiện chiếu sáng 12h/ngày, với cường độ chiếu sáng 1000 Lux, độ ẩm 80% và nhiệt độ 220C. Hàng ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối tiến hành mở cửa phòng khoảng 30 phút để có sự lưu thông không khí trong và ngoài phòng. Sau khoảng 15 ngày trên bề mặt các lọ nấm bắt đầu mọc ra các ngọn nấm li ti. Khi đó bắt đầu chuyển sang giai đoạn 3.
  • Giai đoạn 3: Nuôi quả thể nấm: Giai đoạn này các bình nấm được nuôi ở chế độ chiếu sáng 12h/ngày với cường độ chiếu sáng 700 Lux, độ ẩm 80- 85%, nhiệt độ 220C. Hàng ngày vào buổi tối và sáng sớm cũng mở cửa phòng khoảng 30 phút.

Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra theo dõi hàng ngày để loại bỏ các bình mốc, nhiễm khuẩn.

Sau khoảng 2 tháng trên ngọn nấm bắt đầu xuất hiện bào tử nấm (đầu ngọn nấm có màu vàng đậm) khi đó bắt đầu thu hoạch.

  • Giai đoạn 4: Thu hoạch

Khi ngọn nấm có màu vàng đậm hơn phần thân nấm, lúc đó bào tử nấm bắt đầu xuất hiện, tiến hành thu hoạch nấm. Mở nắp bình, dùng kéo cong cắt ngọn nấm xuống sát mặt cơ chất hoặc dùng panh kẹp lấy từng cụm nấm ra.

Để tận thu đợt 2 đối với các bình còn nguồn cơ chất, ta phải thu hoạch nấm trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm khuẩn và nấm mốc cho các bình nuôi. Sau khi thu nấm dùng nilon bịt kính lại miệng bình tiếp tục đưa vào phòng nuôi để thu hoạch lần 2.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0938 791 389
0938791389